Lần trước tôi có chia sẻ trong doanh nghiệp có 7 mảng mà bạn cần biết, biết ở mức độ từ trung bình là ổn, chứ để mà chuyên thì cũng khó lắm. Vậy cần tập trung cái gì trong các thứ sau: Góp vốn, Chiến lược, Nhân sự, Vận hành, Kinh doanh, Tài chính, Pháp lý.

Một lần nữa, tôi không phải chuyên gia, tôi chỉ có da thôi. Và trong vận hành doanh nghiệp, chúng ta cũng chẳng cần phải so sánh với bất kỳ ai cả. Vì điều quan trọng là hướng đến khách hàng, làm tốt nhất để mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn. Nói như thế chúng ta có chung 1 góc nhìn, đó là nhìn vào nội tại trong doanh nghiệp để biết mình đang ở đâu và bước tiếp theo sẽ đi đâu.

Để rõ hơn thì ta cần nắm được các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Trong vận hành doanh nghiệp tôi chia thành 4 giai đoạn, thực sự cũng chẳng phải tôi chia mà cũng là kiến thức, kinh nghiệm tôi tổng hợp và gửi đến bạn.

Giai đoạn 1: Sống sót
– Biểu hiện: Mới triển khai kinh doanh, mới có sản phẩm, chưa đủ nhân sự. Đại khái là bạn sẽ 2 tay 3 súng và chiến đấu, đụng đâu xoay đó, địch đâu đánh đó.
– Mục đích: Đủ tồn tại, đủ cơm 2 bữa, không đói, chứng minh cho thị trường thấy sản phẩm của mình có giá trị và được chấp nhận.
– Giá trị cần đạt: “Lịch sử doanh nghiệp”, viết lại lần 2: “Lịch sử doanh nghiệp”. Đây được hiểu là giai đoạn khó khăn nhất. Thương hiệu không có, sản phẩm chưa hoàn chỉnh, người không có, tiền thì ít. Chỉ có mỗi niềm tin là nhiều. Rồi sau đó, bạn sẽ thấy nhiều thứ phát sinh sẽ phải giải quyết. Tôi hay gọi là “bệnh”. Đã bệnh thì phải chữa. Lấy gì chữa? Tưởng tượng bạn đi khám bác sĩ cũng thế thôi, bạn cần cái gì? --> “Lịch sử bệnh án”. Đấy, cái lịch sử bệnh án chính là Lịch sử doanh nghiệp của bạn, để từ đó mới chuyển qua giai đoạn 2 được. Còn không, bạn sẽ phải đi tìm các công ty khác gần giống như mình rồi lấy về áp vào, tôi gọi là đi bốc thuốc, bốc đúng thì không sao, bốc nhầm là đột tử ngay.

Giai đoạn 2: Chuẩn hóa
– Biểu hiện: Công ty đã đủ bộ phận (vai trò). Tôi nhắc lại là vai trò nhé, không phải đủ người.
– Mục đích: Bạn đã biết được quy trình để tạo ra sản phẩm như thế nào là đạt và bán sản phẩm đó như thế nào. Có một số khách hàng sử dụng sản phẩm. Đại khái là cũng có kiến thức về chuyên ngành của bạn rồi.
– Giá trị cần đạt: Hệ thống được quy trình tạo ra sản phẩm/nhập hàng. Hiểu được công việc, có quy trình làm việc cho các vai trò kết hợp lại. Ở giai đoạn này bạn thậm chí phải làm nhiều vai trò 1 lúc, nhưng bạn cần nắm rõ mình đang làm ở vai trò gì, để sau đó lắp người vào mới được. Lắp người ở giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tối ưu
– Biểu hiện: doanh nghiệp đã định hình sản phẩm, định hình thương hiệu và khách hàng. Có được hạn mức, định mức. Có được dòng tiền. Nhưng vấn đề ở đây là chưa tối ưu và chưa phát huy hết năng suất.
– Mục đích: Đủ người, đủ việc, mở rộng nhận sự. Quay trở lại giai đoạn trước. Ví dụ bạn cần phải một mình làm nhiều việc cùng lúc nhưng đến lúc này bạn đã có đủ thông tin để lắp người vào từng vai trò và có thể KHOÁN được rồi: Ai, Làm gì, Trách nhiệm, Lợi ích, Hạn mức. Từ đó làm nền tảng để mở rộng quy mô, mở rộng công việc sẽ mở rộng doanh thu, hạn mức mở rộng dẫn đến mở rộng nhân sự. Tôi gọi là tối ưu.

Giai đoạn 4: Tự động
– Biểu hiện: Mỗi người, mỗi vai trò biết rõ công việc của mình, trách nhiệm và lợi ích của mình.
– Mục đích: Lúc này việc của bạn là đóng gói doanh nghiệp và nhân rộng ra thành 2 3 4 5 chi nhánh, đại lý, chuỗi, … Hoặc việc của bạn là mở rộng thêm ngành kinh doanh liên quan tạo thành hệ sinh thái.
– Giá trị cần đạt: Đóng gói doanh nghiệp và nhân bản dược 1 doanh nghiệp mới / chi nhánh mới giống như doanh nghiệp hiện tại của bạn.

Hy vọng một vài kiến thức nhỏ giúp bạn vận hành doanh nghiệp tốt hơn mỗi ngày. Chúc bạn ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả!

Mời bạn tham gia Miễn Phí group “Setup Công Ty – Vận Hành Doanh Nghiệp” để trao đổi thêm về lĩnh vực này: https://www.facebook.com/groups/2332325423564172

Trí Phạm – GKC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.